Cách phân biệt 5 loại gỗ công nghiệp

Mua sắm nhiều nội thất gỗ trong gia đình nhưng chúng ta vẫn sẽ cần phân biệt các loại gỗ công nghiệp thông dụng để cân nhắc phù hợp với nhu cầu và chi phí của gia đình.

Mega Home chuyên cung cấp nội thất giá xưởng từ các chất liệu cho ra những sản phẩm chất lượng từ hệ thống máy móc, thợ có tay nghề cao.

1. Gỗ MFC (viết tắt của Melamine Faced Chipboard)

Đây là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…  ép lại và được phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Lớp Melamine giúp chống trầy xước, chống thấm và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công, tuy nhiên hạn chế về độ dày và không liền lạc, chống ẩm kém. Gỗ MFC thích hợp làm độ nội thất gia đình và văn phòng ở khu vực khô ráo như tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn học,…

2. Gỗ MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard)

Là ván sợi mật độ trung bình, được tạo ra từ liên  kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia (chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, keo trộn,…) ép lại. Gỗ MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít tốt. Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt để tạo ra các loại gỗ MDF khác nhau. Loại gỗ MDF thường sẽ được dùng cho nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,… Loại gỗ MDF xanh chống ẩm tốt, thường được sử dụng được ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ và vách toilet,… Gỗ MDF đỏ có khả năng chống cháy, nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…

3. Gỗ HDF (viết tắt của High Density Fiberboard)

Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có bề mặt mịn, nhẵn, chống ẩm, chống trầy xước tốt. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn cùng khả năng bám ốc vít tốt luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao. Gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sàn, làm cửa đi và các đồ nội thất cao cấp của gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, các quầy kệ văn phòng. Giá của gỗ HDF cao hơn hẳn so với gỗ MFD và MFC.

4. Gỗ ép (Plywood)

Là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ ép được sản xuất có chất lượng khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng và số lượng lớp ván được ép. Gỗ ép có đặc tính dẻo dai, không cong vênh, chống thấm, chịu nước tốt hơn nhiều lần so với loại gỗ MFD, MFC. Gỗ ép được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như một vật liệu xây dựng tốt dùng cả trong nhà và ngoài trời. Gỗ ép có ứng dụng làm hầu hết các nội thất trên thị trường như: bàn ghế, tủ bếp, tủ áo, vách ngăn, giường… Nhìn chung, có thể nói rằng do sự dẻo dai và cường độ chịu lực cao, gỗ ép được sử dụng ở những nơi cần độ ổn định cao.

5. Gỗ công nghiệp WPB:

Ván gỗ nhựa (Water Proof Board) là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS..v.v..). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Hiện nay, gỗ công nghiệp nhựa thường được sử dụng để làm vật liệu trong thiết kế đồ gỗ nội thất như tủ bếp hoặc cửa đi tại các khu vực ẩm ướt khác như nhà vệ sinh, các phòng kho vì có ưu điểm:
– Dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn.
– Do sự kết hợp trong quá trình sản xuất, gỗ nhựa vừa có tính chất như gỗ: có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống.
– Khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và chống mục nát.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *